blog posts

Điện Toán Đám Mây – Phần 2

Nhiều doanh nghiệp khi mới nhắc đến Cloud Computing thì thường liên tưởng tới một hệ thống máy tính phức tạp đắt tiền và tốn kém. Nhưng thực chất Cloud Computing lại là giải pháp tiết kiệm tối đa nhất. Bình thường các công ty lớn cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ của họ. Nếu một công ty sẽ có một hệ thống máy chủ, 2 công ty sẽ là 2, và 1000 công ty sẽ sở hữu con số máy chủ tương ứng Bởi vậy, để giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ của các công ty riêng lẻ, Điện toán đám mây đã được ra đời. Và như đã nói ở trên, ”đám mây” chính là dùng để chỉ Internet, một mạng lưới gần như vô tận.

Vậy ngoài tiết kiệm chi phí ra Cloud Computing còn làm được gì ? Chúng ta hãy đi vào những ví dụ đơn giản.

Nếu bạn được tiếp nhận một máy tính mới tinh và chưa cài đặt gì cả,sếp giao cho bạn nhiệm vụ sửa lại một file văn bản word thật nhanh để in ra thì lúc đó bạn sẽ làm gì? Lóc cóc tìm,tải xuống và cài đặt word lên máy tính của bạn rồi bắt đầu sửa ?.Không chúng ta có thể dùng Goole Docs một Application Chỉnh sửa văn bản trên nền điện toán đám mây của Google. Bạn có thể truy cập vào Website này, tải file world của mình lên và bắt đầu chỉnh sửa lại với đầy đủ các tính năng cần thiết như trên Microsoft Office hay Open Office .

Nếu như đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing. Các ứng dụng web như Gmail, Google Calender, Hotmail, SaleForce, Dropbox và Google Docs đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.

Nhưng sẽ ra sao nếu công ty bạn muốn cung cấp dịch vụ cho người khác? Bạn sẽ có thể tận dụng sức mạnh của Điện toán đám mây bằng cách tạo ứng dụng trên Internet với những tài nguyên từ các “ông lớn” như App Engine của Google, Windows Azure của Microsoft, EC2 framework của Amazon.

Hầu hết các dịch vụ trên đều được tính phí bằng cách dựa vào số lượng tài nguyên sử dụng. Như vậy ứng dụng của bạn chỉ bị thu phí bởi đúng số lượng CPU và băng thông sử dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào tưởng tượng được khái niệm và cách vận hành của nguyên lý điện toán đám mây. Trong các bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể những ứng dụng của công nghệ đầy tiềm năng này.

TND Tổng Hợp

Leave a Reply