blog posts

Ivy Bridge

Là đàn em của Sandy Bridge, Ivy Bridge sử dụng công nghệ 22nm,bóng bán dẫn ba chiều, bộ xử lí đồ họa mạnh mẽ.Ivy Bridge là kiến trúc thế hệ “Tick” trong chuỗi phát hành Tick-Tock của Intel. “Tick” là dòng CPU được thu nhỏ đế và sản xuất trên một công nghệ mới, trong khi Tock là kiến trúc vi xử lí mới. Ivy Bridge được sản xuất bằng dây chuyền 22nm, hứa hẹn mức độ tiêu thụ điện năng giảm cũng như tăng hiệu suất xử lí cho CPU. Trên Ivy Bridge, hãng sử dụng các bóng bán dẫn 3D (3D transitor), một công trình nghiên cứu đã được Intel tiến hành từ 10 năm truớc.

So sánh công nghệ 32nm và 22nm
So sánh công nghệ 32nm và 22nm

Giống như Sandy Bridge, Ivy Bridge có tối đa 4 lõi xử lý, được hợp nhất với một con chip xử lý đồ hoạ, bộ nhớ 8 MB ​​L3 cache, và tích hợp các hệ thống kết nối khác (ví dụ như các cổng kết nối màn hình, DMI, các thiết bị vào ra I/O). Vòng bus 256-bit có nhiệm vụ kết nối tất cả các thành phần với nhau. Bộ vi xử lý của Ivy Bridge về cơ bản dựa trên người tiền nhiệm Sandy Bridge, do đó nó bao gồm các tính năng đã được biết đến như Hyper Threading và Turbo Boost 2.0.

Lần đầu tiên, Intel sử dụng thuật toán điền số ngẫu nhiên ((Digital Random Number Generator, DRNG) cho phép tăng cường hiệu suất tính toán và xử lý các thuật toán mã hoá lên tới 2-3Gbit/s.

Nếu muốn tìm 1 con chip tiết kiệm điện thì Ivy Bridge chính là dòng chip mà bạn nên chờ đợi. Như đã nói ở trên, cùng mức xung nhịp xử lý thì Ivy Bridge mạnh hơn Sandy khoảng 4-6% đồng thời chỉ sử dụng khoảng 75-80% lượng năng lượng mà Sandy tiêu thụ. Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là phần thú vị nhất về khả năng tiêu thụ điện năng của Ivy, bên cạnh việc tối ưu hóa hơn các giải pháp đã xuất hiện trên Sandy như System Agent Voltages hay Power Aware Interrupt Routing, Intel đưa ra 1 giải pháp mới là TDP có thể cấu hình (Configurable TDP-cTDP)

Đây là một bước tiến mới của Intel nhằm giúp các nhà sản xuất giới thiệu nhiều giải pháp linh hoạt hơn cho khách hàng. Tất cả các bộ xử lý hiện tại đều đòi hỏi phải sử dụng các hệ thống tản nhiệt khác nhau để làm mát nó và người ta đo nó bằng TDP (thermal design point). Hệ thống nào có TDP cao hơn thì sẽ đòi hỏi tản nhiệt tốt hơn, TDP thấp thì tỏa nhiệt ít hơn. Trước đây, Intel đã tận dụng TDP cao trong thời gian ngắn nhằm kích hoạt tính năng Turbo Boost nhưng hiện tại thì cTDP là một giải pháp xuất sắc hơn nữa.